image banner
image advertisementimage advertisementimage advertisement
image advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
THÔNG BÁO NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM
Lượt xem: 43

NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG

BỆNH CÚM GIA CẦM

 

Anh-tin-bai

 

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra; bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, thường từ 01 đến 03 ngày và có thể dài hơn tùy theo độc lực của vi rút. Do vậy, gia cầm mắc bệnh thường chết đột ngột và ít có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% tổng đàn trong vòng vài ngày. Đặc biệt nguy hiểm là bệnh có thể lây từ gia cầm sang người và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Trong năm 2024, trên địa bàn tỉnh Long An, bệnh xảy ra trên nhiều đối tượng như thú hoang dã, đà điểu, chim cút, gà và vịt xiêm. Cụ thể bệnh Cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra trên gia cầm ở 04 hộ thuộc 04 xã tại 03 huyện/thành phố Đức Hòa, Tân Trụ và TP. Tân An tổng đàn 4.814 con, bệnh 4.110 con, chết 1.720 con, tiêu hủy 4.814 con. Ngoài ra, bệnh Cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra trên động vật hoang dã tại Vườn thú Mỹ Quỳnh, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa với tổng số chết, tiêu hủy 30 con (27 con hổ và 03 con sư tử). Hiện nay trên địa bàn tỉnh Long An đang có 03 ổ dịch CGC A/H5N1 tại huyện Tân Trụ và TP. Tân An chưa qua 21 ngày nên nguy lây lan dịch ra diện rộng là rất cao.

Dịch bệnh phát sinh nhiều trong thời gian gần đây do các nguyên như sau: (i) Diễn biến thời tiết bất lợi; (ii) Mật độ chăn nuôi tăng do nhu cầu tăng đàn phục vụ dịp Tết Nguyên đán; (iii) Người chăn nuôi chủ quan, không tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm hoặc có tiêm phòng nhưng sử dụng các loại vắc-xin không đảm bảo, không rõ nguồn gốc; (iv) việc thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi chưa đảm bảo.

Trong thời gian tới, nếu không chủ động, quyết liệt trong công tác dập dịch thì nguy cơ dịch bệnh Cúm gia cầm tiếp tục lây lan, bùng phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây thiệt hại về kinh tế là rất lớn.

Trước tình hình trên, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh Cúm gia cầm, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản khuyến cáo với các hộ chăn nuôi gia cầm cần thực hiện ngay một số nội dung sau:

Một: Luôn cảnh giác, không được chủ quan, phải thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn gia cầm. Thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học, mua bán gia cầm có nguồn gốc rõ ràng.

Hai: Chủ động tiêm phòng vắc-xin ngừa Cúm A/H5N1, A/H5N6 cho gia cầm.

 

Ba: Tăng cường vệ sinh tiêu độc khử trùng, phát quang cây cỏ, bụi rậm xung quanh chuồng trại và khu vực chăn nuôi; Dọn dẹp vệ sinh cống rãnh, chất thải, đảm bảo chuồng trại khô ráo, thoáng mát ban ngày và ấm về ban đêm.

Bốn: Khi phát hiện gia cầm bệnh chết đột ngột phải báo ngay cho cán bộ thú y xã hoặc trưởng ấp/Khu phố hoặc báo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y

Thực hiện nghiêm chỉnh “5 Không”.

* Không nuôi thả rông gia cầm;

* Không mua, bán gia cầm bị bệnh;

* Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc;

* Không giấu dịch;

* Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

Năm: Hạn chế tối đa người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi.

          Trên đây là một số biện pháp cấp bách về phòng chống bệnh Cúm gia cầm, đề nghị các hộ chăn nuôi gia cầm cần lưu ý thực hiện ngay, nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh phát sinh và lây lan tại khu vực chăn nuôi gây ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe cộng đồng./.